Rượu vang và những điều cần biết về đại dịch Phylloxera
Ngành công nghiệp rượu vang thế giới đã từng trải qua một thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử. Đó là vào những năm cuối thế kỷ 18, một cơn dịch bệnh đã tấn công hầu hết các vườn nho làm vang của toàn Châu Âu. Khiến họ phải đau khổ đốt hết tất cả các vườn nho lâu đời của gia đình để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Và thủ phạm đứng sau cơn đại họa này chính là Phylloxera. Vậy Phylloxera là gì? Và vì sao nó có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp rượu vang đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời với bài viết sau.
Rượu vang và câu chuyện đại dịch Phylloxera
1. Phylloxera là gì?
Mặc dù nghe có vẻ giống như là tên một cơn đại dịch, Phylloxera thật ra là tên một loại côn trùng. Chính xác là một loại bọ có kích thước siêu nhỏ. Chỉ bằng khoảng 1/30 của 1 inch (1 inch ~2,54cm). Tuy vậy, sức phá hoại ẩn dưới cơ thể màu vàng bé tẹo này lại cực kỳ khủng khiếp và to lớn.
Chỉ trong một thời gian ngắn từ khi mới xuất hiện. Con bọ chuyên ăn rễ cây nho này, đã gần như hủy hoại hoàn toàn ngành công nghiệp rượu vang thế giới.
2. Phylloxera tấn công vườn nho như thế nào?
Phylloxera sống trên rễ cây nho. Con bọ có kích thước siêu nhỏ này giống như một sát thủ thầm lặng, nó tấn công vườn nho bằng việc ăn trụi rễ cây. Nó có thể dễ dàng lây lan từ gốc cây nho này sang gốc cây nho khác trong một vườn nho. Thậm chí, còn có thể dễ dàng lan ra các vườn nho lân cận.
2.1 Sức công phá khủng khiếp và to lớn của Phylloxera
Những thiệt hại mà con bọ Phylloxera gây ra đã bao trùm hết tất cả các vườn nho ở Châu Âu. Chỉ tính riêng ở Pháp, ước tính hơn 6 triệu hecta vườn nho đã bị hủy hoại nghiêm trọng. Cơn đại dịch bọ Phylloxera còn càn quét vườn nho của nhiều quốc gia Châu Âu khác.
Nhưng con bọ có kích thước siêu nhỏ này không chỉ hiền lành mà dừng lại ở đó. Sự tàn phá của nó còn vượt ra khỏi lãnh thổ Châu Âu. Và lan truyền đến những quốc gia thuộc các châu lục khác. Cụ thể là Úc, New Zealand, Nam Phi và thậm chí là California, Mỹ.
Chỉ một vài khu vực trên thế giới may mắn không bị ảnh hưởng bởi Phylloxera. Đó là Argentina, Chile, một vài vùng của Úc, một vùng thuộc Bồ Đào Nha tên là Colares. Ngoài ra, vài hòn đảo ở Địa Trung Hải cũng nằm ngoài vùng phủ sóng của Phylloxera.
2.2 Phylloxera có nguồn gốc từ đâu?
Câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi trên chính là: Phylloxera bắt nguồn từ Mỹ.
Bọ Phylloxera có nguồn gốc từ Mỹ
Sự lan truyền và phát tán Phylloxera là do một hành động “vô tình” của quý ông Agoston Haraszthy. Ông là người đã thành lập Buena Vista Winery vào năm 1857. Đây là một trong số những xưởng làm vang lâu đời nhất ở Sonoma, Mỹ.
Năm 1861, Agoston Haraszthy đã đến Châu Âu. Cụ thể là ông đã đến những vườn nho ở Pháp, Đức và Switzerland để lấy các mẫu nho đem về vườn nho của mình. Sau chuyến đi, ông đã đem về khoảng 350 giống nho khác nhau. Và bắt đầu tiến hành trồng thử nghiệm chúng trên vườn nho tại Sonoma của mình.
Tuy nhiên thật đáng tiếc, những trái nho đó đã biến màu thành nâu và không thể sống được. Đó được xem là trường hợp phát tán đầu tiên của dịch Phylloxera ở đất Mỹ.
2.2 Vitis labrusca – dây nho có thể kháng lại bọ Phylloxera
Như đã nói ở trên, Phylloxera như một tên sát thủ tấn công con mồi từ trong bóng tối. Nó không bỏ qua bất kỳ một cây nho nào ở Châu Âu.
Tuy vậy, người ta đã khám phá ra một điều kỳ diệu. Đó là dây nho địa phương của người Mỹ Vitis labrusca và gốc rễ của nó. Cái được cho là nơi mà bọ Phylloxera trú ngụ để có thể “chu du” khắp Đại Tây Dương. Lại có thể tự nhiên kháng lại sự tấn công của tên sát thủ ghê gớm này.
Tên sát thủ máu lạnh Phylloxera, chỉ bắt đầu những ngón đòn phá hoại của mình khi tìm được đúng con mồi. Và những con bồi béo bở của nó là những gốc rễ cây nho Châu Âu Vitis vinifera.
3. Những giải pháp để chống lại bọ Phylloxera
Tiếng tăm của tên sát thủ Phylloxera nổi như cồn. Trong suốt những năm từ 1858 – 1871, có hơn 450 bài báo đã viết về nó. Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thử nghiệm về phương pháp trồng, loại đất, các chất độc,…Cho tới khi một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm ra được giải pháp chống lại Phylloxera.
Đó chính là bứng đi hết tất cả gốc rễ của những cây nho Châu Âu và trồng cây nho địa phương Mỹ. Sau đó cấy ghép vitis vinifera (dây nho Châu Âu) vào rễ cây nho địa phương Mỹ. Như thế sẽ chống lại được sự tấn công của con bọ chuyên ăn rễ Phylloxera.
Mặc dù cũng không hề thích thú gì, nhưng để có thể ngăn chặn nguồn bệnh bắt nguồn từ Mỹ này. Những nhà làm rượu vang Châu Âu đã phải cắn răng phá hủy những cây nho truyền thống lâu đời của mình. Và thay vào đó là trồng lại chúng sau khi được cấy ghép với các gốc rễ nho Mỹ.
3.1 Kết quả của sự cấy ghép các gốc nho
Với nhiều nỗ lực như trên, sự lây lan của con bọ Phylloxera đã được ngăn chặn. Ngành công nghiệp rượu vang cuối cùng đã được cứu. Và nhiều người trên thế giới lại có thể thưởng thức rượu vang trở lại, sau gần cả trăm năm chiến đấu với dịch Phylloxera.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chắc chắn rằng những rễ nho địa phương này sẽ có thể chống lại được bọ Phylloxera. Nhưng họ quên mất rằng giống nho này cũng vốn được lai từ vinifera.
3.2 Những vườn nho có khả năng kháng lại Phylloxera
Các vườn nho hồi sinh sau đại dịch
Có rất nhiều trường hợp, những vườn nho có khả năng tự nhiên chống lại bọ Phylloxera. Trong khi có một vài vị trí vườn nho kháng Phylloxera vẫn là bí ẩn. Thì một phần lớn vườn nho có khả năng kháng Phylloxera là có đất cát và nằm ở khu vực có gió lớn. Bởi vì con bọ Phylloxera không thể sinh sản trên đất cát.
Với câu chuyện về đại dịch Phylloxera hy vọng sẽ ít nhiều giúp những người yêu rượu vang khám phá thêm bí mật về thứ làm nên những chai rượu vang ngon nhất thế giới.